“Điều đặc biệt nhất trong đêm nhạc 10 năm của Hà Anh Tuấn là
phần lớn khán giả trong khán phòng như được sống lại 10 năm của chính mình” – Quỳnh
Nguyễn (Báo Tuổi trẻ)
Tôi không phải là fan của Hà Anh Tuấn, chỉ dừng lại ở mức
khán giả có thiện cảm với ca sĩ. Với tôi, Hà Anh Tuấn vẫn luôn là “kẻ ngoại đạo”,
là anh Kĩ sư Hóa đi hát, dù tôi cũng chẳng tưởng tượng ra chân dung của chàng
kĩ sư Tuấn sẽ như thế nào. Ngày Sao Mai Điểm Hẹn (SMĐH) 06 tôi thích Phương Linh.
Chị tôi thích Tuấn. Run rủi thế nào 2 ông bà này hát đôi với nhau, thế nên
chúng tôi thích cả hai. Có 2 3 lần tôi nhấc máy bàn bấm 09 bầu chọn cho chị Linh
thì cũng tiện gọi thêm 1 cuộc bầu cho anh “kĩ sư số 12”, rồi lại nhắm mắt đoán
bừa “Có bao nhiêu người có cùng lựa chọn giống bạn”. Sau Đan Trường – Cẩm Ly bị
lứa 8x trong nhà “đầu độc”, thì có lẽ, Phương Linh – Hà Anh Tuấn là cặp đôi duy
nhất kết nối tình yêu âm nhạc của anh chị em 9x nhà tôi.
Tôi thích, và có phần mặc định hình ảnh Tuấn của “Dấu phố em
qua” trong mình. Hình ảnh chàng thư sinh bảnh bao, đầu chôm chôm, mặc sơ mi
xanh chuối (nhưng hát không hề chuối), hát mộc với guitar trong SMĐH vẫn luôn
là những gì đẹp nhất tôi nhớ về anh. Cái lãng tử, bồng bềnh, phong trần, không
toan tính của “trai mới lớn” đó đốn tim bao nhiêu cô gái ngày ấy nên anh dẫn đầu
bình chọn từ đầu chương trình cho tới 2 tuần trước chung kết cơ mà. Nên giờ tìm
lại bản live “Dấu phố em qua” trong sáng như thế khó lắm. Đến khán giả còn đã lớn
phổng lớn phao, thành ông bố bà mẹ bỉm sữa rồi, thì sao vẫn yêu cầu ca sĩ hát vẹn
nguyên như 10 năm trước được.
Tuấn có sự nhạy cảm và chân thành của một người nghệ sĩ thực
thụ. Nhưng anh cũng không thể phủ nhận được sự chính xác, lý tính của anh kĩ sư
Hóa trong mình mấy năm trở về đây. “Chàng sơ mi” với sự trong trẻo trong SMĐH,
sự hoạt bát trong “Sài Gòn Radio” được thay bằng sự chín chắn, chỉn chu trong
các bộ suit lịch lãm với nhạc Phạm Duy, Trịnh Công Sơn, Trần Tiến. Ừ thì đương
đại đấy, nhưng cứ thấy thiếu thiếu cái mộc mạc đời đầu của anh ấy.
Đêm qua, trong liveshow Café-in-concert phiên bản Nâu nóng tại
Hà Nội, khán giả đã được thưởng thức đủ đầy những cung bậc cảm xúc trong âm nhạc
Hà Anh Tuấn 10 năm qua. Tuấn hát và chiều khán giả với hơn 20 bài hát có cả
hits, bài xưa, bài mới vừa, mới toanh, và cả bài hiếm hát. Khán giả được quay về
Tuấn của 10 năm trước với “Vài lần đón đưa”, “Khúc hát chim trời”, của lúc đỉnh
cao với “Buổi sáng ở Ciao Café”, của 2 3 năm về đây với “Chuyện của mùa đông”, “Cứ
thế”, và của mấy tháng vừa rồi với “Tháng tư là lời nói dối của em”, “Người con
gái ta thương”. Cũng hơi bất ngờ khi anh ấy hát ít R&B, nhưng có lẽ vì khán
giả Hà Nội thích những gì lắng đọng, nên R&B trẻ trung sẽ dành cho “Sữa đá”
với khán giả Tp.HCM.
Nếu có gì tiếc thì tôi tiếc về bố cục chương trình với 3
khách mời. Đương nhiên cả 3 nữ ca sĩ đều đã hát rất hay và tiết chế (à không trừ
cô Bống ra, hát “Phố à phố ơi” vô hồn lắm), bổ trợ và mang đến những cảm xúc
riêng cho đêm nhạc. Là cảm xúc của khán giả Hà Anh Tuấn khi được hát với thần
tượng từ nhỏ là Hồng Nhung, những nhớ nhung xa cách của chàng du học sinh tên
Tuấn khi hát với Thu Phương, và cuối cùng được bay nhảy lãng mạn của tuổi trẻ với
Phương Linh. Nhưng rõ ràng phần hát với Phương Linh quá ít so với dấu ấn của cô
ấy trong con đường âm nhạc của anh. Lựa chọn “Bốn chữ lắm” và “Thiên đường gọi
tên” là lựa chọn đủ mới mẻ và an toàn để đảm bảo sức khỏe cho Tuấn hoàn thành
đêm nhạc trọn vẹn, nhưng là fan ruột của cặp đôi này, tôi vẫn hi vọng được nghe
2 anh chị song ca nhiều hơn trên sân khấu 10 năm của anh. Những “Cơn mưa tình
yêu”, “Qua đêm nay”, “Biển và ánh trăng”, v.v. sẽ không biết đến bao giờ khán
giả mới được nghe lại chính chủ hát. Và tôi cũng không thật sự thích khi Tuấn thể
hiện sự khôn khéo, đẩy triết lý âm nhạc của mình để phản ánh xã hội, có pha
chút chính trị trong liên khúc Người về vấn đề chiến tranh hòa bình, và rồi làm
chưa tới (vì sợ hết giờ) để kéo người nghe về Ciao Café.
Tuấn là người truyền cảm hứng rất lớn tới thế hệ 9x như tôi.
Không ít anh chị em bạn bè, và ngay cả tôi, tìm được thấy những điều hứng khởi
từ âm nhạc, và cả những gì anh chia sẻ trên mạng xã hội. Rất khó để một ca sĩ
giữ vững được hình ảnh “sạch”, “nói không với scandal” và Tuấn đã làm rất tốt
nhiệm vụ truyền tải cảm xúc âm nhạc của người ca sĩ từ lúc anh bắt đầu. Và với
riêng tôi, Hà Anh Tuấn vẫn luôn là hình mẫu của “ca sĩ trí thức” rất hiếm của
làng nhạc Việt bây giờ.
Tại hôm qua con bé Angel lại khơi lên kỉ niệm quá đẹp của
năm nay, mình lại nhớ tới bài hát này.
Đã hơi bất ngờ khi được anh Âm nhạc kiêm nhiều thứ khác của
vở kịch kể chuyện đang hơi lưỡng lự dùng bản của ca sĩ nào hát bài này để cho
vào phần âm nhạc. Và còn được anh screenshot cho đọc cả đoạn chat với nhạc sĩ Bảo
Chấn khi nhạc sĩ đồng ý cho mấy đứa trẻ du học sinh “èo uột” sử dụng ca khúc bất
hủ của ông vào một phân đoạn trong kịch.
Đó là cái đoạn duy nhất mà mình có xem lúc tập, xem chưa hết
cảnh đã thấy muốn khóc là xách ba lô về luôn, chẳng thèm để ý đến xấp vé trong
cặp =)). Giọng ông Thuận trai Sài Gòn đọc thư vọng lại ngọt như mía lùi, bà Nhung
thì diễn cảnh ngồi đọc lại thư người yêu ở phương xa gửi về xong cái mặt chờ đợi
trong mòn mỏi đúng tội, chưa kể giọng bà này cũng nhão nhoét, vừa nghe vừa nhìn
1 lúc là không chịu được. Lại thêm giọng bà Lam thì cứ vang vang: “Khi em xa
anh sóng thôi không xô bờ - Khi anh xa em đá chơ vơ”, đúng cái bản phối tiếng
sóng biển làm nền này. Xem cái cảnh mà khóc cả dòng sông ở cái phòng tập ECA.
Rõ bực là hôm diễn thật thì đến cảnh này tôi phải xử lí mấy
ông bà đi muộn không có vé ở ngoài, thế là bỏ lỡ đúng cảnh yêu nhất cả vở kịch.
Nhưng cũng được đền bù cảnh Happy birthday lúc cuối cũng khóc ngon lành!
Với “Bên em là biển rộng” thì Hồng Nhung hay Thu Phương cũng
rút số xếp hàng sau thôi, mợ Lam hát bài này là nhất rồi, không ai bì được!
Ở đâu đó tôi có nói, tôi chịu ảnh hưởng rất nhiều từ mẹ. Đương
nhiên, trong đó có âm nhạc. Bà là người một nốt nhạc bẻ đôi không biết, nhưng
nghe nhạc rất nhiều, và biết rất nhiều bài hát. Mẹ dạy tôi nhiều bài hát hơn bất
cứ cô giáo dạy nhạc nào. Từ trong nước tới hải ngoại. Từ nhạc sến tới nhạc đỏ.
Từ nhạc già tới thiếu nhi. Từ nhạc có lời tới không lời, hòa tấu nhạc cụ.
Tuy bà nghe nhiều loại nhạc và biết rất nhiều ca sĩ, nhưng trong
trí nhớ của con trẻ, Thu Phương là ca sĩ duy nhất mẹ dành từ THÍCH. Từ lúc chắc
tôi mới 3 4 tuổi cho tới bây giờ, tôi vẫn chưa nghe thấy mẹ tuyên bố chắc nịch
về bất cứ ca sĩ nào khác như vậy. Và một lần nữa, trong trí nhớ non nớt của đứa
trẻ lên 3 lên 4 vẫn nhớ mãi tên 1 ca khúc gắn liền với ca sĩ ấy mà mẹ cứ bật suốt:
Dòng sông lơ đãng – bài hát có giai điệu thật từ từ nhẹ nhàng mà tôi chỉ nhớ mỗi
2 câu hát đầu tiên, đọc lên đã thấy lãng đãng rồi:
“Từng ngón tay khép như nụ hoa trắng
Bỏ lại hàng cây ngơ ngác sau lưng”
Giờ thì em bé 3 4 tuổi ấy cũng đã lớn để cảm nhận được nhiều
hơn hình ảnh dòng sông, hàng cây, bến bờ trong bài hát. Có 1 điều cứ phải nhắc
lại, cả bài hát ấy không có lấy một chữ “buồn”, một chữ “nhớ”, một chữ “thương”,
một chữ “yêu”, hòa chung với bản phối như dòng sông phẳng lặng, cứ khẽ khàng chảy
qua những góc tĩnh lặng nhất trong tâm hồn mỗi người, để vẽ lên những sự tiếc
nuối, những nỗi buồn thật đẹp.
F1 dù vô tình nhưng đã truyền lại 1 tình yêu, 1 ấn tượng quá
lớn về “dòng sông” ấy với F2. Để rồi nhiều khi, nó thách đố sự nhẫn nại khiến F2
cũng không dám nghe quá nhiều “bài hát tiềm thức” này.
Cũng không nhớ rõ là được nghe bài này từ khi nào. Chỉ nhớ là hồi đó nhà có cái đĩa có bài này và bé Hương đến lúc biết bật đầu đĩa là cứ chỉ tua đến đúng bài này để nghe.
Bài hát "ăn bột" của một vài thanh niên 9x nhà tớ đấy.
"Đường vào tìm em ôi băng giá Trời mùa đông mây vẫn hay đi về" .....
Câu chuyện âm nhạc là những mảnh ghép nho nhỏ góp phần làm
cho đời sống tinh thần của bạn Hương phong phú hơn mỗi ngày.
----------------------
4 Huấn luyện viên của Sing My Song – Bài hát yêu thích năm
nay đều là nhạc sĩ và mỗi người đều mang trong mình 1 phong cách sáng tác
riêng. 1 người thì lúc nào cũng như vừa “uống thuốc lắc” vừa viết nhạc. 1 ông đầu
trọc thì viết nhạc theo phong cách thất tình nhão nhoét. 1 ông kia là con ông “Dàn
đồng ca mùa hạ” nên ông con cứ con trâu, giếng nước, sân đình, nói chung là chủ
đề VAC cũng thành “vua 1 xứ”.
Còn cô nữ giám khảo duy nhất, người tôi biết đến và ngưỡng mộ
từ khi chương trình Bài hát Việt ra đời và phát sóng những số đầu tiên, vẫn luôn
thể hiện sự nữ tính, dịu dàng của mình trong những sáng tác “không giống ai”. Ai
đâu liệt kê 12 loài hoa cũng thành bài hát khiến người dân Hà Nội phát sốt lên,
đếm được 4 chiếc lá rơi cũng thành bài hát mùa thu mà các thí sinh sử dụng chinh
chiến khắp các cuộc thi hát lớn nhỏ từ trong nước tới hải ngoại. Cô ấy còn có
cái album nhạc Jazz mới được giải Cống hiến mà giai điệu, lời ca cứ như đang “ép
buộc” người nghe phải đủ tĩnh, đủ lắng để thấu hiểu đến từng câu chữ. Và tôi
thì chưa yêu nên nghe mãi vẫn chưa thể cảm được tận cùng của những cung bậc sắc
thái cảm xúc.
Vì thế sự đằm thắm, nhẹ nhàng trong các bài hát của Giáng
Son cũng không phải là thuận tai số đông. Ngay cả trong bài hát đầu tiên trình
làng công chúng này, để mơ được “giấc mơ trưa” với nhạc sĩ, chắc hẳn người nghe
cũng đã phải thả mình trôi dạt vào 1 dòng sông miên man kỉ niệm.
There are some people who you are forever grateful.
---------------------
This man
5 years ago
He found himself having ways too much free time besides running his own company and looking after 3 kids, to take into his arm another teenager girl who is not even his relative.
He made a promise, on formal documents that he will be her guardian until she turns 18. That means from the time she stepped her feet onto this land, everything about her, from physical to emotional well-beings, remain his responsibilities.
He taught her to stand on the left of the lift as a matter of courtesy.
He took her out to buy the first VAIO laptop that was her inseparable friend for the first 4 years of her Oz journey, a tool for study and a source of entertainment to keep her busy.
He kept reminding her not to skip the train ticket, so she doesn’t dare to travel without her weekly ticket or to buy a discount one if she is not eligible for.
He attended all the Parents Nights to make sure her study was going consistent. And throughout Year 11, every time after meeting with teachers, she was nagged for spending too much time on Maths and Chinese and for not studying English properly.
When her parents are too far away both geographically and knowledgeably, he took the role of orienter, encourager, and supporter so that she has the confidence to take on that degree at Macquarie Uni and ultimately this career pathway.
He advised her if it is a right suburb to live in when she was (legally) mature enough to rent out a place on her own.
He might not agree with what she has chosen, for the small thing like HSC subject selection, but never interfered in and respected her decision in any situations. From the day when she was 14 and now she is 20, this has never changed and that’s what she always loves about him.
Even when she is out of his guardianship, he is always present on behalf of her parents, at the most important occasions of her life. Today will be like the normal day only except for the moment the Vice-Chancellor asked all the graduates to turn around and give their beloved a big round of applause. And when she noticed the photographer kept referring to him as her Dad.
She is the last kid of his guardianship adventure. But it is a fulfilling full stop to this section of his career, she knows it for sure while he never admitted it to her. Today, looking at the kid who he has witnessed her growing up from a 14-year-old girl to a graduate of one of the most arguably difficult degrees on earth, he is just too proud to say a word.
Love you, Uncle <3
P/S: Our proper photo together taken today will be delivered by mail in few weeks hihi :))
Gần cuối năm là lúc tớ trở về nghề cũ #riviucanhacdao. Năm nay 6 người thì hát hò kiểu gì nhờ:-?
1 chút vui vui trước ngày mai ------------------ Bằng Kiều vì xa DML lâu để đi hát nên cứ bứt rứt trong lòng: “Em ơi suốt đêm thao thức vì em”
Thấy chú em mình vật vã quá, bác Tuấn Ngọc khẽ khàng: -Chú hay chửa, đàn ông nhớ người yêu mà cứ hát ông ổng thế à. Chú cứ ‘Riêng một góc trời’ như anh đây này, có nhớ cũng phải tế nhị: “Tình yêu như nắng, nắng đưa em về, bên dòng suối mơ”.
Chị Ý Lan nghe thấy câu chuyện liền xen vào: -Phụ nữ bây giờ người ta thích đàn ông lãng mạn, hai anh em trước khi về Mỹ nhớ ra vườn hái sẵn đi, “Ta mang cho em một đóa quỳnh” từ Việt Nam là chị em nào cũng thích hết à. Vừa nói, chị vừa cười rất khoái chí về đề xuất của mình.
Có bạn Uyên Linh ít tuổi nhất cũng đang ngồi ngay đó: -Cháu cũng thích đàn ông lãng mạn. Nhưng phải cho cháu một không gian riêng để “Xin giữ em cho hoàng hôn” nữa. Đó là điều cháu rất thích ở anh guitar hiện tại của cháu :))
Câu chuyện đang vui vẻ thì mọi người thấy Tùng Dương hớt hải: -Chào các bác em phải về. Từ ngày em “Mang thai” thằng bé Voi mà nó cứ “Oa oa” là em sốt hết cả ruột.
Trần Thu Hà sẵn tiện đang phải học thuộc lời bài hát của nhạc sĩ Đỗ Bảo, lỡ hát sai 1 chữ là anh ấy kiện chết nên tranh thủ luyện mọi lúc: -Thôi thì em chúc mọi người luôn luôn là “Có những ngày yêu tràn ánh sáng” để lúc nào hát cũng hay nhé :))
“Thôi Phương hãy về, cứ yên lòng rồi giông tố sẽ qua…”
Thu Phương không phải là ca sĩ hát đúng. Hầu như bài nào cô
cũng phải hát khác đi ít nhất 1 nốt nhạc so với bản gốc của nhạc sĩ, hay luyến
láy theo cách rất đặc trưng của bản thân. Nhưng Thu Phương là ca sĩ
hát hay. Cái hay của cô ấy nằm ở âm sắc đặc biệt, trầm khàn, lại phả chút màu sắc
của thời gian, của tâm hồn gãy đổ, nên bài hát càng có sức nặng. Mà với những
khán giả không thông tỏ lý-sáng-chỉ, hát hay vẫn luôn hay hơn hát tốt.
Thu Phương cứ đi rồi lại về. Năm nay về nhiều hơn mọi năm,
và chắc là sẽ về nhiều như thế này trong vòng 1 2 năm nữa, khi ở hải ngoại người
ta đang tẩy chay cô tương đối gay gắt. Lần nào về cũng khóc. Có những bài hát,
cứ hát là khóc. Vì lí do gì, chỉ mình cô ấy hiểu. Thu Phương cứ mặc kệ cho người
ta nói cô ấy diễn, cô ấy nói nhiều hơn hát, Phương vẫn cứ hát, cứ tự sự, cứ
khóc đúng với những gì trái tim cô nói. Và cô vẫn tìm thấy khán giả của riêng
mình, những người luôn theo dõi, đồng hành với Cô gái mùa thu rất nhiều năm
qua.
Liveshow Mùa thu của Phương năm nay đặc biệt, vì nó kỉ niệm
tròn 30 năm cô bước vào nghệ thuật, lại được tổ chức ở Nhà hát Tuổi trẻ (NHTT) -
nơi chắp cánh và nuôi dưỡng cho tiếng hát của Thu Phương. Đêm nhạc mang đúng
tính chất tri ân khi được thực hiện trong 1 không gian nhỏ (khoảng 500 ghế),
khán giả phần lớn là thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp của nhân vật chính đến chung
vui. Và vì tính chất tri ân này nên Phương có lí do chính đáng để được khóc
trên sân khấu ấy.
Thực tế thì Phương đã kiềm chế cảm xúc của mình khá tốt
trong đêm nhạc. Phương hát “Chưa bao giờ”, “Thành phố tình yêu, nỗi nhớ”, “Trở
về dòng sông tuổi thơ” đã bớt cái nức nở thường thấy. Các bài hát đều được truyền
tải trọn vẹn nội dung, lời ca và tràn đầy cảm xúc. 3 khách mời đều đã hoàn thiện
tốt vai trò của mình, những ca khúc song ca, mash up, hay hát chung với piano đều
rất hay và có điểm nhấn. Nếu như Hoàng Dũng mang đến khía cạnh chiều sâu, nội
tâm phức tạp của cô giáo Thu Phương, thì Quang Linh mang Thu Phương trở về thời
hồn nhiên nhí nhảnh để làm “chim sáo nhỏ”, và tiếng đàn của nhạc sĩ Việt Anh
cùng giọng hát Thu Phương đưa khán giả trở về thời kì đẹp nhất của cặp đôi
này, với những bản tình ca buồn quá đỗi lãng mạn.
Trong đêm nhạc có nhiều khoảnh khắc thật đẹp. Là khoảnh khắc
khi nhạc sĩ Việt Anh đệm piano và Thu Phương đứng dựa vào đàn, cất lên những bản
tình ca làm nên tên tuổi hai người. Những “Chưa bao giờ”, “Đánh rơi bên hồ”, “Phía
nào đến chân trời” và bài hát mới về Nam Phương Hoàng Hậu, Thu Phương đã hát hay
hơn, thăng hoa và cảm xúc hơn rất nhiều khi được chính tri kỷ âm nhạc của mình đệm
đàn. Là khoảnh khắc Thu Phương hát cùng với ca sĩ Hoài Phương (Đồng hồ báo thức),
2 chị em, 2 người bạn thân sau ban nhiêu năm chờ đợi để lại được đệm đàn hát
cho nhau nghe như thuở còn 15 16. Là giây phút nhạc sĩ Tường Văn – người em,
người bạn thân khóc vì thương cho tiếng hát, cho những truân chuyên và vỡ òa
khi lại được thấy người chị gái ấy trở về trong vòng tay của thầy cô, bè bạn.
Và còn rất nhiều những chi tiết khác nữa, tất cả đã làm nên 1 đêm nhạc rất xúc
động.
Thu Phương là ca sĩ chịu thay đổi. Đêm nhạc rồi cô hát nhiều
bài hát trong album Hội Trăng mới của mình. Dân gian đương đại của Lê Minh Sơn
hay Lưu Hà An không phải là thế mạnh của Phương, nhưng cô vẫn hát để mang đến
cho khán giả 1 hình ảnh mới (so với Phương), thoát khỏi sự nồng nàn quen thuộc
của những bài hát thương hiệu “Đêm nằm mơ phố”, “Dạ khúc cho tình nhân”, “Trăng
dưới chân mình”, v.v. Thu Phương cũng “liều” thử sức với hát Xẩm, dù có thể
chưa đạt nhưng cũng đã mang đến sự mới mẻ nhất định.
Đạo diễn Cao Trung Hiếu của Vietvision vẫn luôn trung thành
với minimalism (tối giản hóa) và trên sân khấu có 1 cái khung tròn treo trên
cao để hiện hình ảnh minh họa. Yếu tố này được anh sử dụng lặp lại từ liveshow
Hoàng Quyên, Hồng Nhung và giờ là Thu Phương. Sân khấu, ánh sáng tối giản, đẹp,
hợp lí, ấm cúng, nhưng không có yếu tố mới mẻ. Đêm nhạc sẽ tròn trịa hơn nếu
Thu Phương thuộc lời bài hát kĩ để tránh hát sai lời nhiều chỗ khá lộ. Âm thanh
nghe qua trực tuyến lúc to lúc bé, có nhiều lúc ngỡ tưởng ông keyboard bấm nhầm
cái nút tiếng kèn đám ma nên nghe khá khó hiểu. Và với cá nhân mình thì vẫn
luôn mong được nghe ca khúc “Dòng sông lơ đãng” phiên bản không lên tông, và cô
ca sĩ hát trọn vẹn “Hà Nội 12 mùa hoa” không cần nhờ đến nhóm bè, như cái phiên
bản xuất thần trong đĩa Thúy Nga làm người ta phát sốt lên năm 2014.
Trên tất cả thì điều quan trọng nhất là “Mùa thu của Phương”
đã truyền tải trọn vẹn tất cả những mong muốn, khát khao của Thu Phương tới những
người đã dạy bảo, nuôi dưỡng để có được ca sĩ Thu Phương của ngày hôm nay. Những
cái ôm, cái hôn, cái cách thầy cô, bạn bè lau nước mắt cho cô bé Thu Phương là
những điều đáng trân trọng nhất sau một đêm nhạc đúng nghĩa tri ân, kỉ niệm. Ra đi để
trở về, và Thu Phương đã trở về, và yên tâm để tiếp tục trở về.
Việc sinh hoạt hội nhóm học sinh Việt Nam mang đến cho mình,
bên cạnh những cái lợi về kĩ năng, còn là mối quan hệ, cái nhìn và sự tiếp xúc cụ
thể với đời sống Việt Kiều. Mà cái tiếp xúc đầu tiên là về ngay việc sinh hoạt văn
hóa văn nghệ của cộng đồng nơi đây.
Chẳng là Thứ 6 tuần trước, các anh bên nhà tài trợ có mời mấy em
sinh viên đi ăn tối và nghe ca nhạc. Mình đồng ý đi ngay, vì show diễn này mình
đã được chị bầu show – 1 trong những người mình liên lạc để phỏng vấn cho bài tập
môn Báo chí kia nhưng không xếp được lịch – giới thiệu đến xem, một phần nữa là
vì cũng muốn được 1 lần xem 1 chương trình ca nhạc Việt bên này được tổ chức thế
nào. Nói chung là thích văn nghệ nên cứ ai rủ đi, mà lại còn MIỄN PHÍ nữa, thì
không thể từ chối được.
Để giới thiệu nhà tài trợ trước. Năm ngoái về nhà, bác mình có chia
sẻ 1 kinh nghiệm quý báu thế này: “Đi làm cơ quan không có chú cháu gì hết, cứ
hơn nhau dưới 20 tuổi gọi là anh em cho dễ làm việc”. Nhưng ôi, biết được tuổi
thật của các vị thì cũng không dám gọi, vì người ta kém bố mình có tẹo tuổi và
vẫn còn hơn tuổi mẹ mình. Nhưng thôi thì đi ngoại giao, gọi sao để thân mật nhất
thì gọi, và cuối cùng mình thì gọi các “anh” trong sượng sùng, còn các anh thì
lúc thì “em”, lúc thì “cháu”. Thôi thì “anh” hay “em” hay “cháu” gì cũng được,
cứ cho em đi xem ca nhạc miễn phí thì muốn gọi sao em cũng gọi =))))
Về chương trình ca nhạc có vedette là ca sĩ Kasim Hoàng Vũ
(đến từ Hoa Kỳ:-?), ca sĩ Hòa Mi (Đại Nhân – Hòa Mi, nếu ai còn nhớ đĩa Hoa Học
Trò ngày xưa), ca sĩ Hoàng Mạnh (hát Đối đầu với Phan Ngọc Luân, đội Mr Đàm Mùa
1 The Voice), là 3 cái tên mình nhận ra (sau khi có sự trợ giúp), và 1 ca sĩ địa
phương đang khá nổi về dòng nhạc quê hương tên Ngọc Thành, và 2 thí sinh chiến
thắng các cuộc thi hát tiếng Việt ở bên này. Đương nhiên với dàn ca sĩ không phải
người mình thích thì cũng không dám mơ ước chi nhiều, nhưng đương nhiên vẫn kì
vọng 1 vài điều, ví thử như được nghe Vì Yêu 1 cách trọn vẹn chẳng hạn.
Lần đầu tiên được đi dự 1 chương trình “dạ vũ ca nhạc” nên
cũng có chút bỡ ngỡ, dù không bất ngờ. Cũng có hình dung về những bài hát sẽ được
cất lên, và y rằng, như có 1 set các ca khúc “mặc định” ca sĩ phải thuộc khi
hát ở hải ngoại: 60 năm cuộc đời, Tình lỡ, Thuở ấy có em, Anh còn nợ em, nhạc
trẻ thế hệ mới hơn thì có Lời tỏ tình dễ thương (“Rằng anh yêu em - Ế ồ ồ ế ô –
Yêu em nhất trên đời”, cảm ơn ca sĩ đã cho tôi nhớ lại giai điệu tuổi thơ), Một thời
đã xa (Phương Thanh – “Và em biết em sẽ quên hết, những bài tình ca viết riêng tặng
anh”), Hãy đến với anh (Trần Tâm), Nơi tình yêu bắt đầu. Mình thì mong được nghe thể loại “Hồn
lỡ sa vào đôi mắt em...” lắm mà chả được nghe bài nào, hơi buồn 1 tí vì không
được nghe nhạc đặc trưng của hải ngoại. Cũng có 2 bài thể loại miền quê nhưng lại
không nẫu lắm: “1 người đi với 1 người, 1 nguời đi với…” và “Ông sui nói với bà
sui…” Nói chung là đường ruột thì được thưởng thức “lẩu” Tàu (yumcha ấy mà),
còn đường tiếng thì được thưởng thức “lẩu dòng nhạc”, cũng thú vị!
Vì là ca nhạc dạ vũ nên chắc chắn phải có nhảy đầm, đó là
nét văn hóa của đám cưới và dạ tiệc bên đây. Gọi là sàn nhảy thôi, chứ chắc vừa
đủ được 5 cặp nhảy, chứ mơ làm sao như New Century được. Chương trình được tổ
chức trong sảnh 1 nhà hàng nên sân khấu cũng là cái bục được dựng lên vừa đủ
cho ban nhạc có dàn trống, và ca sĩ đứng múa may vừa phải, chứ hát mà “loi nhoi”
như ông Nguyễn Hưng là không có chỗ rồi. Ca sĩ và khán giả không có khoảng
cách, và 2 trong số 5 -6 ca sĩ đêm đó xuống sàn hát 1 chùm nhạc giật vũ trường
và quẩy cùng khán giả đang xếp vòng tròn luôn. Còn lúc đầu thì hơi giống đám cưới,
khi ca sĩ thì cứ hát, còn khán giả thì cứ phải ấm bụng đã. Người hát hay nhất
đêm, kéo được mình đang đứng ngoài ban công hóng gió mà giật mình quay lại là
anh Hoàng Mạnh – người không phải vedette của đêm. Anh hát “Một thời đã xa” mà
mình thấy hay hơn cả Phương Thanh cơ mà, rất vừa phải, hát “Anh cứ đi đi” thì
hay hơn Hari Won là chắc rồi. Nhưng rồi anh lại “hấp diêm” bài hát em rất yêu “Trăng
dưới chân mình” để làm nhạc nhảy làm em tan nát cõi lòng :((( Đó là chưa kể bài
“Bang Bang” anh hát sai lời :((( Còn anh Kasim thì đợi để nghe cả bài Vì
Yêu đầy đủ thì anh cũng chỉ hát được 5 câu giật đùng đùng với nhạc, rồi chuyển
bài, làm em hóng cả đêm chỉ muốn nghe bài hát chủ đề đêm nhạc. Còn đâu thì…
Thôi cộng đồng người Việt ở nước ngoài, nhiều khi người ta cần vui chứ không cần
hát đúng và hát hay.
Làng giải trí hải ngoại thực ra là làng giải trí nhỏ bé, nhỏ
bé đến mức có thể biến 1 vài ca sĩ không ai nghe ở Việt Nam như Bảo Khánh,
Justin Nguyễn trở thành sao hải ngoại. Và hào quang của Thúy Nga Paris By Night
khiến người ta lầm tưởng về 1 nền văn nghệ hải ngoại phát triển và lộng lẫy.
Thôi thì mình cũng cứ sống bằng niềm tin và hi vọng đi. 2 3 năm trở về đây bên
Mỹ đã được nghe Khánh Ly, Tuấn Ngọc, Ý Lan đứng chung sân khấu với Thanh Lam, Trần
Thu Hà rồi, thì khoảng 10 năm nữa mình cũng sẽ được thưởng thức chương trình âm
nhạc Việt Nam như The Master of Symphony hay In the Spotlight hay Diva Divo
Night trong 1 hý viện nào đó ở trên đất Úc này chứ không phải trong nhà hàng (nhờ
để ý văn nghệ hải ngoại nên mới biết từ “hý viện” đó), như cách mà các bầu show
bên Mỹ đã dần định hướng thị trường.
Còn giờ thì cứ ngậm ngùi như mẹ nói: “Có mời Mỹ Linh
sang hát Trên Đỉnh Phù Vân người ta cũng không thấy hay”.
Vậy là đã kết thúc 1 sự kiện, 1 chương trình, 1 dự án, có lẽ
là đặc biệt nhất trong tất cả mọi thứ mình đã từng tham gia. Vì lần này cũng có
nhiều những cảm xúc rất khác.
Đi Qua Mùa Gió (ĐQMG) – cái tên chương trình đã nói lên tất
cả; một quá trình đã trải qua trong 2 tháng vừa rồi để bây giờ có thể nói 1 từ: TỰ HÀO. Tự hào vì 1 ê-kíp toàn những người chấp chới 19 20 (già nhất
mới có 25), chẳng có khái niệm gì về hoạt động nghệ thuật, đã cho ra 1 sản phẩm
đúng nghĩa NGHỆ THUẬT như vậy trên lãnh thổ ngoài Việt Nam. Và mình, là 1 phần
của ê-kíp đó! Tự hào về những gì mình đã làm được, đã học được, đã lớn lên, đã khám
phá được những khía cạnh rất khác trong con người mình.
Chẳng biết bắt đầu từ đâu nữa, có lẽ câu chuyện nên được quay
trở lại từ lúc con Tiểu Yêu nó nhắn riêng: “Chị lead cái Team Viết bài Facebook
cho em nhé”. Lí do rất đơn giản, vì nó thấy mình bung lụa trên Facebook ghê
quá, rồi nó sợ mình không nhận nên còn bồi thêm 1 câu động viên: “Chị không phải
viết nhiều đâu. Chị giao cho chúng nó viết. Chị chỉ quản lí cho em thôi.” Nó đã
rất may mắn và biết “gãi đúng chỗ ngứa”, phải nói 1 năm trở lại đây khả năng viết
và sự yêu thích của mình với việc viết đã khác rất nhiều, nên cũng bấm bụng nhận
lời em nó. Và phải cảm ơn 2 đứa em vô cùng nhây của chị: Hoàng và Nhi, nếu
không có 2 em thì chắc chắn cái trang Fanpage nó sẽ không được cập nhật 1 cách duyên
dáng như vậy, và chị cũng sẽ không tin chị có khả năng viết để đăng public được.
Và mọi thứ được bắt đầu từ lúc ấy …
Những giờ phút đầu tiên cùng em Đậu lên kế hoạch marketing
post trên Fanpage, sau khi 2 đứa đã nắm được nội dung kịch. Xong được cái file
mĩ miều có ngày tháng đăng bài, nội dung, hình ảnh mà 2 chị em sướng như vừa
phát minh ra cái gì vĩ đại lắm. Rồi chán chả muốn tô màu cho đẹp nữa vì cái
file phải sửa nhiều quá, 2 chị em thuộc lòng trong đó có gì hơn cả cháo rồi :)).
Phải nói Đậu là 1 trong vài người trong ê-kíp này mình yêu nhất về cách làm việc,
đúng ngày chị cần ảnh này cho bài này là hiếm khi sai (dù có, và đã ăn chửi). 2
chị em hợp nhau cả tính cách lẫn cách làm việc. Trên tất cả là niềm tin 2 đứa
dành cho nhau: mình hoàn toàn tin em sẽ làm ảnh đẹp và đưa mình đúng giờ, và
mình biết, em cũng chưa bao giờ đắn đo về chị Hương làm nội dung đăng bài trên
page (dù nhiều lúc mình đổi giờ đăng nó tưởng làm sao nhắn tin hỏi như cháy
nhà). Lúc marketing không hiệu quả, 2 chị em đều nhận ra và tìm cách khắc phục,
nhưng trên hết là tinh thần tôn trọng và lắng nghe nhau để công việc tốt lên. Và
vì thế, mình yêu em ấy nhiều lắm! Và nói thật ra, những cái gì được đặt trên fanpage
cho đến lúc này, 95% là theo cái file đã bị bỏ vào quên lãng của chị em mình Đậu
à :xxx
Rồi là khoảng thời gian nhảy sang làm quản lí diễn viên, bắt
đầu từ lúc liên lạc, hẹn giờ với từng bạn đã đăng kí casting. Không biết bao
nhiêu cái email, cuộc tin nhắn và điện thoại đã được gọi để follow-up cho đến
lúc tìm được 8 gương mặt cuối cùng. Và lí do con em Tiểu Yêu nó bắt chị Hương
phải làm việc này, vì giọng chị nói người ta sợ, còn em nói thì người ta giỡn mặt
lại với em:)). Rồi sắp xếp lịch tập cho 8 vì sao tinh tú mà muốn bùng cháy với
cả 8 ông bà vì cái lịch sinh hoạt mỗi người 1 kiểu. Xong hết đội diễn viên lại
đến đội nhảy. Vì thế nên đêm GALA mới đeo biển “Crew Manager”, ngoài con Tiểu
Yêu gần gũi nhất với mọi người, thì mình là đứa nắm rõ thông tin bên lề của
những nhân vật sẽ có mặt trên sân khấu hôm đó nhất. Xong cuối cùng những tuần
cuối khổ thân con Tiểu Yêu phải làm hết, chăm cả đội diễn lẫn đội nhảy, còn con
mẹ Crew Manager mà nó tin yêu thì mải đi phe vé + nghĩ ra đống post mỗi ngày đăng
lên fanpage, hết cả sức để nhớ đến mấy ông bà diễn viên rồi!
Cuối cùng là cái việc chiếm nhiều thời gian và tâm sức nhất cho
đến tận khi chương trình đã diễn ra được 1 tiếng rưỡi – BÁN VÉ. Từ lúc đầu tiên
với Cô bé mùa đông chia lại ghế ngồi để có được doanh thu nhiều nhất có thể, định
giá và điều chỉnh hạng vé, công việc này mới là thứ làm mình muốn nổ tung ra,
vì câu chuyện ở đây dính đến tiền - 1 thứ mà không ai dám đùa được. Thế là con
chị căng mắt ra làm cái file Cập nhật bán vé đầy đủ và hoàn thiện nhất có thể,
còn con em thì lo những công việc liên quan đến cách thức và công đoạn giao nhận.
Rồi khi vé bắt đầu vào guồng bán chạy, 2 chị em lo xếp chỗ, sắp xếp vé, gọi điện
cho khách hẹn giờ giao vé, hẹn giờ các bạn lên lấy vé để đi giao, nhắc nhở chuyển
tiền, vân vân và vân vân, ngày nào cũng chỉ quay cuồng với mỗi chuyện vé, thế
là hết. Rồi những lúc hạnh phúc vô bờ khi 1 hàng ghế đã được bán sạch, những
lúc cả 2 đứa bị hâm ngồi cả tối chỉ ngắm cái file vé bôi xanh bôi đỏ và ngắm
nhìn những % cứ nhích lên từng ngày. Và rồi bây giờ, khi chương trình đã khép lại,
2 đứa có 1 sự thở phào nhẹ nhõm trong cái khoảnh khắc thấy rạp được bao phủ như
số lượng mong muốn!
Đương nhiên những trải nghiệm này sẽ không trọn vẹn khi thiếu
đi 1 lũ em “dại” và 1 bà chị tinh thần không ai thay được vị trí của họ:
Là con em Đậu (đóng vai) Má lúc nào cũng điềm tĩnh, từ tốn
và rất tình cảm. Nó là đứa đều biết và phải hứng những lúc chị Hương xuống tinh
thần vì lí do chỉ 2 chị em nó hiểu. Rồi mình lại là người hứng lại những lúc nó
ẩm, nó bực vì thời gian bỏ ra bị lãng phí; những lúc nó thiếu tự tin rằng nó sẽ
không thể hiện được nhân vật. Và trên cương vị khán giả của đêm qua, mình bầu em
nó là người diễn hay nhất trong dàn diễn viên.
Là con em Angel, tức cái đứa mà mình vẫn gọi là Tiểu Yêu,
hay Quỷ sứ. Nó là 1 đứa đặc biệt. Nó nhiều lửa khiến cho người khác muốn xông phi
ngay cái dép vào mặt, nhưng chắc chắn, tất cả mọi thứ sẽ không xảy ra nếu không
đi từ cái lửa của nó. Nó là cái con nhoi nhoi nhất cái Board này, nói rất nhiều
và rất xàm, nhưng đằng sau đó là những tâm huyết, tình cảm rất lớn nó dành cho
mọi người đã đi cùng với cái sự “dồ dại” mà nó đầu têu ra ngày hôm qua. Trong 3
con em “dại” thì nó là cái con bị mình chửi nhiều nhất và cũng dám chửi mình nhất,
nhưng mình, và chắc chắn nhiều người khác cũng vậy, thương nó nhất.
Là Cô bé mùa đông “lầm lì đấm chết voi” mà mình không bao giờ
phải bận tâm khi nhờ em làm 1 cái gì đó liên quan đến cái vé. Thương lắm những
hôm chị bận làm assignment phải tự nhập thông tin, tự xếp chỗ cho khách, xếp
vé, gọi điện giao vé, tất tật tự làm hết. Riêng mình em nó thầu nguyên cả city nên
nhiều hôm, người thì đã bé, trông nó chạy như 1 con vịt đi từ thư viện sang
Building 1 rồi Building 7 mà thấy vừa yêu vừa thương. Rồi có lần vừa đặt chân đến
nhà bị chị gọi cấp tốc đi giao vé ở Town Hall, thế lại cuống cuồng cất đồ đạc,
xé vé chuẩn bị đi, và số đen vừa ra đến nơi bị cái cửa tàu đóng đến sầm trước mặt.
2 tuần cuối, 2 chị em cứ quấn lấy nhau, hầu như ngày nào chị cũng vác mặt lên
thư viện trường em để 2 chị em làm vé. Cuối cùng cũng xong, như ý của chị em
mình. Yêu lắm Cô bé mùa đông của chị!
Là bà chị tinh thần – người duy nhất hiếm hoi đã thấy em Hương
viết hoa tiếng Anh cả cụm. Nhiều lúc cũng thương lắm, không dám phiền chị, bận học bận trông hàng,
hôm nào 2 3h sáng cũng mới được ngủ chỉ vì tự dưng lại dây vào 1 lũ trẻ con nửa
nạc nửa mỡ thế này, xong bị chúng nó đánh mất hết cảm xúc làm việc, học hành cả
ngày chỉ vì những thứ chuyện rất vô bổ. Nhiều khi cũng muốn chửi bà ấy vì bà ấy
nhây cái chuyện vé với tôi lắm cơ, nhưng vì xót lắm cái cảnh mở Drive lên thấy
LNH mới sửa cái gì lúc 5h sáng nên cũng đành thôi. Chị là người mở mang cho em
cái sự chuyên nghiệp cần phải có của 1 tổ chức dù là của sinh viên, hình thành
cho em 1 thói quen làm việc có quy trình, văn bản rõ ràng, chưa kể việc “luyện
chưởng” Excel và khả năng ăn nói gãy gọn cho em nữa. Là người duy nhất khi làm
việc cùng, em có được cảm giác mình đang được 1 người lớn hơn, có kinh nghiệm
hơn tin tưởng và khoán trắng 100% công việc vì họ có niềm tin tuyệt đối là con
bé ấy làm là không có gì phải đắn đo cả.
Và khi nhận được feedback từ khán giả: “Hôm qua là Gala xứng
đáng với tiền vé anh bỏ ra nhất”, dưới con mắt của 1 đứa làm việc với tiền như
em, em hoàn toàn hạnh phúc. Chúng ta đã đi 1 chặng đường dài, và một tình yêu thương quá
lớn tới những chị em đã đồng hành và chịu đựng nhau trong suốt nửa năm qua
<3<3<3
You know your friend
has expressed his music talent in high school, but maybe not to the extent of
composing a song. Or maybe you just don’t believe in your luck of
getting to know such a talent.
‘Lullaby’ is Lucas’s composition for his final assessment at university. It’s not the
first time he has written something, but this song has gone out of an assignment
submission to become something bigger, like having published by few local
press, or even used in a musical play.
Lullaby songs
everywhere mostly don’t use heavy metal music material and this particular
‘Lullaby’ is of no exception. The composer always has this ambition of bringing his country’s music style to the world and in this song, he features a combination
of traditional Scottish and Vietnamese lullabies. Just for 7 minutes, the song
evokes a stream of memories, of the moments when you were sleeping tight in
your mother’s arms. And when she started singing, luring you to sleep, you felt
as if nothing can compare to a minute of staying besides her.
Inspired by millions
of stories of children in his country back in the war time, who was born without
men’s presence at home, Lucas’s song is
centred around this theme. The lyrics is about the hope of a mother to her new
son. With the country is still being in the war, she hopes her son will grow up
safely and be free from grief and nightmares. After all, she wants him to
remember the people who have sacrificed their lives for him to live without gunfire.
Songs about motherhood
will always easily capture your attention and it is 100 times better when your
favourite type of topic is made into a song by your friend.
This semester I am taking a totally different unit called Music and Arts Journalism - MECO211. One of the assessments is to write 200-word piece of description about something related to Arts almost every week so I stick my pieces on this blog, to see my own progress and for memory.
---------------------------- Exercise 1: Describe a live performance
The first
time always makes a special impression. A long lasting one where you were lucky
enough to get into one of the symbols of your city.
It was the
first time I visited a theatre. A proper, formal theatre located at the best location, in the middle of the city, where a range of
diplomatic and important events have always been held there. This city has gone through diverse vicissitudes and the iconic HANOI OPERA HOUSE is still
there, remains stable and unchangeable; undergoes the history with the city and
its people.
The venue is
considered the luxury and this is why, performers who makes it to this theatre
has to be up to a certain status. Not a normal singer. Not an entertainer. And
that night, it was the live show of Ms Hong Nhung – one of the 4 legendary Vietnamese
divas in the pop area. She took the stage with the opening of her proudest song
of all times, ‘Nho ve Ha Noi’ (Remembering Ha Noi). The performance started
with an excerpt of her first recording of the song, delineated the old Ha Noi in
the 80s in black and white background with people pedalling the streets in
peace. This scene reverberated a lot of memories for audience living in that
era. The crowd sat in silent, listened to the lyrics, reminisced the past. Then
the curtain moved up… Spotlight focused on the star of the night, in her white
long dress, sang the chorus of the song passionately as she always does. The
mezzo soprano voice, accompanied with the opera-orientated structure of the
theatre, echoed to the mind of everyone, both people on the lower and upper
floors, people on stage and backstage. And at that time, I feel a sense of belonging, of something that is truly inside me that defines who I am. I am Hanoi-ian and this city is part of me, no matter where I go to.
Trong tất cả các ngành cơ bản của Khoa Kinh doanh – Kinh tế,
từ ngành thực sự lắm số như cái ngành tôi đang cày, cho đến ngành lắm chữ như
Luật thương mại (Commercial Law), thì phải nói, tôi thiếu thiện cảm nhất với
ngành Marketing, và nếu ở mặt nghề nghiệp thì sẽ có thêm công việc Sales (Bán
hàng) nữa. Bởi cũng phải thú nhận, tôi vẫn luôn có định kiến với những nhà tiếp
thị - 1 cách hiểu truyền thống về người làm Marketing. Mấy ông bà tiếp thị phải
nói họ có khả năng ăn nói ‘ngọt như mía lùi’, nên vì vậy tôi vẫn gọi vui họ là
trưởng ban ‘chót lưỡi đầu môi’, chuyên ‘ăn tục nói phét’, tâng bốc những điều rất
tệ để được việc.
Đương nhiên cùng với sự phát triển của công nghệ gắn liền với
đời sống, Marketing không chỉ đơn giản là ‘tiếp thị truyền miệng’ như mấy bà đi
bán thuốc tẩy thông tắc bể phốt gõ cửa từng nhà như xưa. Nó còn là quảng cáo giấy:
in ấn tờ rơi, áp phích, bảng hiệu. Và đặc biệt là quảng cáo trên mạng, với đủ
thể loại ảnh tĩnh, ảnh động, video, tương tác bình luận, tin nhắn, v.v
Bị dí ngay cái chân này, cũng chỉ vì đồng bọn nó thấy “sống
thật” trên tường nhà quá mà. Thế là cái thứ tôi ghét nhất thì tôi lại làm, chỉ khác,
thay vì ‘ăn tục nói phét’ ngoài đời thật, tôi đi ‘chém bão ảo’, trên mạng ảo. Rõ
thật là!! Rồi cũng mò mẫm tìm hiểu, thấy cái mạng xã hội, vốn trong tư tưởng chỉ
là thứ yếu (tôi ghét ai làm việc, dặn dò quan trọng gì với tôi qua facebook lắm
nhé), là nơi lăng nhăng những thứ rất cá nhân, cuối cùng lại thành nơi có những
khuôn khổ rất đáng yêu cho ngành quảng cáo truyền thông. Việc quản lí 1 trang
facebook cho 1 tổ chức, hay nói dễ hiểu ra là: đăng gì hôm nay, tuần sau viết
gì?, tưởng như trò đùa mà lại thành bài toán hóc búa. Viết hay mà dài đã khó, giờ
bắt viết vừa ngắn, vừa đủ, vừa thu hút đòi hỏi cả 1 level khác. Viết cho sinh
viên 1 giọng, viết quảng cáo cho nhà tài trợ lại 1 giọng khác. Còn chuyện đăng
bài giờ nào để thu hút nhiều tương tác nhất cũng thuộc về hên xui, mà làm nhiều
vẫn trật:)). May là đây không ai ép chỉ tiêu với tôi cả!!
Rồi từ cái nho nhỏ về câu chữ ấy, tôi biết thêm về PR
(Public Relations – Quan hệ công chúng). Cái ngành gì đâu mà cứ phải ‘chim lợn’,
cứ tự viết, tự like (thích) trên tường nhà mình trước. Rồi tự share (chia sẻ) về
các page (trang) khác, về các group (nhóm) nhỏ mà mình là thành viên, tự
comment (bình luận) các vai, các chuyện để bài mình lên top. Gì đâu mà tự sướng
thấy ớn! Rồi có hôm ở đâu ra mục viết thông cáo báo chí, đương nhiên là báo người
Việt ở Úc thôi, nhưng thấy cũng ‘bốc phét’ dễ sợ, tự chém gió luôn về những điều
mình không hài lòng!
Thôi thì cũng cảm ơn về trải nghiệm… rất mới và rất khác
này. Tôi đã có được những va chạm đầu tiên về nhánh ngành Marketing online, về
những thứ mà mình vẫn cho là không bao giờ nhúng tay vào, là ‘sướng thế, làm việc
gì suốt ngày được lên mạng chat’. Còn là những thứ mà nếu không làm, tôi sẽ vẫn
nghĩ ‘à không ai rồ đâu nhé, bỏ ra vài trăm nghìn cho cái quảng cáo mười mấy
giây trên facebook’ thì giờ đã hiểu tại sao người ta có cả 1 nghề hacker chuyên
đi hack like, hack share, hack view, hack thứ tự bảng xếp hạng, hack lượt bình
chọn, lượt nghe bài hát trên mạng xã hội. Rồi từ lúc nào cũng sướng phát điên
khi Facebook báo về 2 3 tuần liên tiếp page toàn màu xanh, hay tiu nghỉu khi
nhìn thấy màu đỏ vì sụt giảm tương tác. Hi vọng những tâm huyết của tôi dành
cho công việc mới này sẽ được nhận lại 1 điều gì đó vui vẻ, được thể hiện bằng
kết quả thực tế trong vài tuần nữa thôi.
Có 1 sự rất lo nhưng lạc quan ghé qua ta…
Hôm nay, 1 ngày bận vừa phải!
P/S: May quá, sau 2 tuần xuất hiện màu đỏ, tuần này lại xanh
rồi :)))
Có vẻ như sau chương trình The Master of Symphony, hiệu ứng
show nhạc Diva vẫn là 1 đề tài chưa bao giờ nguội. Bằng chứng là các nhà tổ chức
nghệ thuật ngoài Bắc quyết tâm tổ chức bằng được 2 shows nhạc Diva: Divas’
Night - Ngày xanh – chương trình tri ân khách hàng cuối năm của VP Bank, và mới
nhất có “Gặp gỡ mùa thu” – sân khấu lần đầu tiên chỉ với 4 giọng ca Divas có
bán vé cho công chúng.
Bàn về cái show Symphony ‘khai mạc’ cho trào lưu này trước.
Nói thẳng ra, nếu không vì sự góp mặt ‘dư thừa’ trên khía cạnh nghệ thuật của Thu Phương
trong dàn ca sĩ (dù mặt quảng cáo thì hoàn toàn cần thiết) và nhờ cú ngã ‘thần
thánh’ của cô, kèm với 1 câu trả lời người hâm mộ rất kém tinh tế của Trần Thu
Hà trên trang mạng châm ngòi cho cuộc cãi vã không hồi kết về danh xưng
Diva kéo dài trên báo cả vài tuần sau đó, thì quả là hiệu ứng của chương trình mang
lại là gì không biết thật? Dù có dàn ca sĩ đáng mơ ước thế kia, vậy nhưng bố cục
chương trình chỉ đơn giản là các mợ xếp hàng lần lượt ra hát như văn công thời
xưa, và cứ 2 mợ một hát một bài song ca. Hết!
Mặc dù có cái chưa hoàn thiện, nhưng show Symphony vẫn
là hay nhất trong tất cả 3 show Diva. Cũng không muốn phân biệt vùng miền làm
gì đâu, nhưng tư duy làm nghệ thuật trong Nam, ở 1 khía cạnh nào đấy, họ vẫn hiện
đại hơn ngoài Bắc. Mà cái hiện đại trước tiên là ở thẩm mĩ và sự nhận thức được
việc phải đẹp. Có thể thấy ngay, sân khấu Nhà hát Hòa Bình đã cho khán giả thấy
(dù chỉ xem qua video) là nó có được đầu tư trang trí ở 1 mức độ nhất định: có lấp
lánh cườm sao, ánh sáng chiếu thành vạt thành chùm tôn lên người nghệ sĩ (dù có
cái bông hoa đại trông như hoa giả hàng Tàu vẫn cắm ban thờ to lù giữa sân khấu
rất 'có duyên'). Thế nên ở show Ngày xanh mới có báo ‘chơi khăm’ các mợ, đặt
cái tít bài: “Không có Thu Phương, 4 Diva rủ nhau hát ở sảnh cưới”. Chả là cái
show VP Bank Ngày xanh kia vào giờ chót phải chuyển từ sân khấu Trung tâm hội
nghị Quốc gia to chà bá về cái sảnh cho thuê đám cưới trong cung Việt Xô, chứ
nào đâu được hát bên trong rạp Việt Xô. Còn cái sân khấu “Gặp gỡ mùa thu”
hôm rồi cũng vậy, chỉ có cái phông nền hiệu ứng chạy ảnh, ban nhạc, nhóm bè ngồi
vật vờ ngay sau ca sĩ, ánh sáng cũng chỉ loang lổ vài màu cơ bản trên nền sân
khấu, trông rõ chán!
Về mặt nghệ thuật, đồng ý rằng với các show thế này, khán giả
tìm đến là để nghe lại được những bài hát một thời đã làm nên tên tuổi của các
mợ. Vì thế, việc “món ăn hâm lại” không thành vấn đề, nhưng “hâm lại” như thế
nào thì phải tìm cách phù hợp. Và có lẽ, Hoài Sa là người thành công nhất trong
việc “chế biến lại” những “đặc sản” một thời của các mợ. Hay bởi vì là lần đầu
tiên được hát chung với chị em, trên 1 sân khấu xứng với đẳng cấp của mình, các
mợ đã hát như ‘thần sầu lên đồng’. Chỉ biết là ngày hôm đó, mợ Linh xuất thần với
“Trên đỉnh Phù Vân”, mợ Lam, mợ Phương đã bừng lên rất vừa phải với “Ôi quê
tôi”, “Bang bang”, mợ Bống tươi mới vừa đủ để không bị người ta nói cô đang
‘bán mai’ với “Cho em một ngày”, còn mợ Hà hát “Phố nghèo” và các phần bè trong
các tiết mục hát chung đều vô cùng cảm xúc.
Còn đâu 2 shows sau đó, ngoài liên khúc Hà Nội mở màn show
Ngày xanh hay tuyệt vời, còn lại gì cho người ta nhớ? Vẫn là những bài hát ấy,
bản phối có khi không hay bằng, các mợ lại dính phải hôm đau ốm. Thế là hát hò
như ….!! Chưa kể hát sai lời, đảo lời tùm lum, đãng trí vào nhạc nhanh vài chỗ,
nếu nghe tinh các bài hát tốp ca trong cả 3 chương trình đều lộ ra có chỗ 4 mợ
hát không khớp lời với nhau. Phải người thuộc những bài hát ấy, mà toàn bài cũ
nhé, không ít người không thuộc đâu, nghe tụt cảm hứng dễ sợ!! Còn trang phục diễn :-www. Mợ Linh dù có yêu anh Đỗ Mạnh Cường vô cùng thì cũng phải chọn cái váy
nào hợp hợp một tí chứ lại! Còn mợ Hà thì vẫn luôn cần 1 stylist thực sự có
tâm!
Mỗi mợ Diva đều là những màu sắc riêng rất khác biệt. Như chị
tôi nói, nhìn 4 cô hôm ấy trên sân khấu, mỗi cô mặc 1 màu, lại còn hát bài Sắc
màu, sao mà nó trùng hợp với bài hát thế! Mà 4 màu đặc trưng thế này, cần lắm 1
người họa sĩ tài ba trên cả trình 4 cô để hòa hợp nó tạo nên 1 bức tranh tuyệt
đẹp. Vietvision, VP Bank hay Media Max dù đã rất cố gắng, nhưng chưa thể mang đến
cho khán giả 1 tổng thể chương trình tương xứng với tầm vóc và sức ảnh hưởng của
4 mợ. Nói theo ngôn ngữ của thanh niên bây giờ, khá là ‘đắng lòng’ khi khán giả
sau đêm Gặp gỡ mùa thu nhận xét: “Ừ chương trình xem cũng được à con. Giải trí
vui vui!!”
Sau tất cả... mình đã có 1 ngày sinh nhật tưởng chừng rất bình lặng… nhưng đã có những điều chấm phá đặc biệt.
1. Sáng mở mắt dậy thấy ông anh đăng status báo: 1 bà già bị
tàu đâm, nên tất cả các chuyến tàu trong nội thành Sydney bị đình trệ. Rồi
xong, lại phải tính xem giờ giấc đi đứng thế nào. Tính toán lắm rồi cuối cùng vẫn
đi học muộn 3 phút :-ww!
2. Lướt Facebook buổi sáng thấy ngay 2 bài báo có chữ “Việt
Nam” trong tiêu đề, đã thấy nghi nghi. Lịch sử vẫn luôn rất thú vị, và thú vị
hơn nữa khi ngày sinh tháng đẻ của bạn lại trùng với những sự kiện đặc biệt của
đất nước quê cha đất tổ hay nơi bạn đang sinh sống. Hóa ra là cái trận
đánh ấy, không nhớ là học Sử ở nhà có nhắc tới không, còn lớp 10 học Sử bên này
cái chương chiến tranh Việt Nam là nhắc đến nhiều lắm. Trận duy nhất quân đội
Úc và New Zealand đánh trực tiếp với quân Giải phóng miền Nam trong thời gian
tham chiến tại Việt Nam mà! Và đánh thắng vẻ vang, gan dạ, dù ít người hơn hẳn
– tỉ lệ 1:10 hay 1:18 gì đó. Nhưng báo chí Úc vẫn luôn cãi nhau về trận đánh
này vì cho rằng không có gì đáng tự hào cả, khi đây là trận chiến quân đội Úc
đã tham gia 1 cách vô nghĩa (vì Việt Nam vốn dĩ chẳng phải kẻ thù của Úc, vì Úc
nghe lời Mỹ như 1 con rối) và được trang bị vũ khí tối tân hơn hẳn đối phương.
Còn vụ hôm qua thì 2 bên đều có những lí do riêng. 1 bên thì nên thông cảm và bớt
cằn nhằn đi, bạn đến đất nhà người ta thì chủ nhà luôn có quyền tiếp hay không
tiếp, dù lí do họ đưa ra có vô lí cỡ nào. Nếu năm nào cũng có khoảng 100 người
Nhật thôi (chưa nói đến 1,000 người Úc đến Vũng Tàu như năm nay) xuất hiện ở
Darwin tổ chức tưởng niệm thì chắc Úc cũng để yên quá. 1 bên thì thời hiện đại
rồi nha, cứ chơi bài “sáng nắng, chiều mưa” thì không ai yêu được!
Chiến tranh vốn luôn tàn nhẫn với tất cả mọi người. Các chiến
sĩ đã hi sinh, dù ở bên nào, đều xứng đáng được ghi nhận!
Có 1 điều thú vị, những lời bình luận trên báo bên này luôn
có những ý kiến trái chiều. Có người bênh, có người chửi; người khen, người chê,
người trung lập, đủ cả. Và rất nhiều ý kiến từ người Úc, chửi dân Úc là nên
ngưng đòi hỏi về việc tưởng niệm liệt sĩ Úc tại nơi họ thiệt mạng ở nước ngoài.
Mình thấy lạ, vì đó là đất nước, chiến sĩ của họ mà họ không tạo thành 1 làn sóng
bênh vực trên mạng, trái lại lại nghĩ cho cả 2 phía. Và có rất nhiều bình luận
nói Chính phủ Việt Nam làm đúng! “Bình đẳng”, “tôn trọng sự khác biệt” là những
giá trị cơ bản trong xã hội Úc, và mình thấy điều đó rất rõ trên cái thế giới ảo
này, khi ai cũng có quyền phát ngôn mà chẳng sợ bị “ném đá”.
3. Rồi cùng ngày ở quê, miền núi vốn yên bình nay dậy lên 1 đợt
sóng kinh thiên động địa. Ở miền xuôi, người ta trích dẫn lại 1 đoạn văn trong
Chí Phèo của Nam Cao. Độ thâm thúy của dân Bắc Kì nhà ta, dù qua bao thế hệ, vẫn
cứ “hổ phụ sinh hổ tử”, thấy người ta đăng mà cũng tự dưng giật mình. Mới thấy,
cuộc sống cứ ngày càng hiện đại lại càng lộ rõ vẻ nguyên thủy sơ khai mà ông
cha ta đã đúc kết được từ lâu rồi:
“Cả làng Vũ Ðại nhao lên. Họ bàn tán rất nhiều về vụ án
không ngờ ấy. Có nhiều kẻ mừng thầm, không thiếu kẻ mừng ra mặt! Có người nói
xa xôi: "Trời có mắt đấy, anh em ạ!" Người khác thì nói toạc:
"Thằng nào chứ hai thằng ấy chết thì không ai tiếc! Rõ thật bọn chúng nó
giết nhau, nào có cần phải đến tay người khác đâu". Mừng nhất là bọn kỳ
hào ở trong làng. Họ tuôn đến để hỏi thăm, nhưng chính là để nhìn lý Cường bằng
những con mắt thỏa mãn và khiêu khích. Ðội Tảo, không cần kín đáo, nói toang
toang ngay ngoài chợ, trước mặt bao người: "Thằng bố chết, thằng con lớp
này không khỏi người ta cho ăn bùn". Ai chả hiểu "người ta" đó
là chính ông. Bọn đàn em thì bàn nhỏ: "Thằng mọt già ấy chết, anh mình nên
ăm mừng". Những người biết điều thì hay ngờ vực, họ chép miệng nói:
"Tre già măng mọc, thằng ấy chết, còn thằng khác, chúng mình cũng chẳng lợi
tí gì đâu..." (Nam Cao)
Chẳng biết nói sao, xin chia buồn cùng với Yên Bái!
Còn cá nhân mình, luôn là những khoảng lặng ‘bất khả xâm phạm’
dành cho bản thân.
4. Sinh nhật là dịp mình tiêu tiền. Quần áo, giày dép, sách
truyện, đĩa nhạc, 1 khi đã máu là quất hết. Và hôm qua, tự tặng sinh nhật mình
2 quyển truyện, đọc dần. Vì dạo này nhạc nhẽo chán chết nên mua truyện vậy. Có
bao nhiêu tiền chỉ tốn vào sách thôi, nên mỗi lần chuyển nhà, vali quần áo thì
nhẹ mà sách truyện thì cứ phải đóng thùng!
5. Cả ngày điện thoại với facebook réo liên tục, nóng hết cả
đùi :-ww. Vì lí do: giọng nói chững chạc, thái độ nói chuyện điện thoại rất cứng,
nên được “chọn mặt gửi vàng” làm việc đó. Thực ra làm ‘điệp vụ bí mật trong
bóng tối’ khá thú vị, vì mình được làm chị của thiên hạ hết :)). Mà bị réo nhiều
quá nên chán không thích sờ vào điện thoại nữa, chui vào thư viện ngồi, không
có sóng nên điện thoại khỏi reo, được 2 tiếng nghe nhạc, đọc báo, và xem những
gì mình thích 1 cách yên ổn không bị ai quấy!!
6. Tiết học cuối cùng trong ngày cũng đã bất cần đời, xung
phong làm “chuột bạch” đầu tiên để cả lớp nhận xét bài viết của mình. Ừ thì trước
giờ toàn chém gió tầm phào về văn hóa văn nghệ Việt Nam bằng tiếng Việt, chứ
đâu dám viết tiếng Anh hay tự nhận là ở 1 mức độ chuyên nghiệp gì đâu. Được mấy
bạn bên khoa Văn nhận xét, cho lời khuyên về bài viết, rồi được ông Giáo sư trời
rét chết người vẫn cứ mặc quần cộc đi dạy học sửa bài cho, cảm thấy cái đoạn viết
làng nhàng của mình được đưa lên 1 tầm cao mới. Nói chung là cái dạng amateur
được ai đó có chuyên môn sửa chữa cái gì cho thì sướng lắm! Đã thế cuối
ngày còn được thầy giáo động viên: “Đừng nghĩ mình bên khoa Toán là khi viết
văn bị thiệt thòi hơn với các bạn khác”! Yêu thế chứ lại :xxx
7. Cứ đúng ngày sinh nhật thì mình lại thường về nhà rất đúng
giờ và ít ra đường. Vì để đi chơi gộp tuần sau cùng với sinh nhật 1 đứa bạn
thân nữa, và cũng vì muốn dành thời gian ở nhà với người thân. Các bác cứ
im im thế thôi xong kiểu gì cũng sẽ có gì đó cho mình. Và đúng như dự đoán. Cả
nhà vẫn vào bữa cơm, vẫn sinh hoạt như ngày thường, 2 bác với chị cũng cứ tỉnh
như không. Xong bữa thì bác gái đợi mình rửa hộp cơm đàng hoàng, quay ra đang định
đi vào phòng thì bác gọi lại, cả nhà chúc mừng sinh nhật, tặng quà rồi hẹn hò
cuối tuần bác cho đi ăn. Oh yeah! Đó, sinh nhật cũng chỉ cần đơn giản, ấm cúng
vậy thôi!
8. Đã nhận đầy đủ yêu thương từ tất cả mọi người – từ người
thân, người quen, người mới quen, đến người mà cả năm chẳng nói với nhau câu
nào. Thì triệu người quen có mấy người thân. Có ít hay nhiều mà có của riêng
mình đã là tốt rồi. Người càng thân lại càng ngắn gọn, có khi chỉ 1 câu chúc mừng
duy nhất. Chẳng sao cả, vì bản thân mình cũng chưa bao giờ dài dòng với họ. Những
người như vậy luôn không bao giờ nói gì vào những dịp đặc biệt, vì những mối
quan hệ ấy với người trong cuộc thuộc vào diện “Những chúng ta có đâu cần lời
nói. Những môi hôn, những đôi môi cười”. Có những lời chúc tuổi, chúc đời, chúc
mà vẫn kèm theo ‘đá xoáy’ từ cái lũ tiểu yêu rất dễ thương mà mình có may mắn
được biết và làm việc cùng các em. Cũng chẳng biết nói gì hơn tới mọi người, chỉ
biết dành tặng 1 câu hát mà mình rất thích “Chỉ cần ta nhớ về nhau, có bao giờ
tiếc nuối!”
------------------------------------
Thế là xong 1 quãng. Giờ là bắt đầu 1 quãng mới nhiều thử
thách hơn. Thôi thì cứ tự chúc bản thân lỡ có thích mưa hơn thích nắng thì vẫn
cứ phải khỏe và lạc quan, yêu đời như mình luôn luôn như vậy.
#firstsevenjobs. 7 công việc đầu tiên trên đất Úc kiếm ra tiền.
1. Gia sư cho trẻ con nhà cô chú. Lúc đó mới sang Úc được vài
tháng, mới thoát được lớp tiếng Anh, vào lớp 10 được vài tuần, được cô nhờ dạy Toán
và Tiếng Việt cho em nhà cô đang học lớp 7. Em bé thông minh, học không hề kém
môn Toán và có cá tính nhất định, nên dạy em ấy cũng là 1 kỉ niệm vui. Và điều
mình nhận ra sau khoảng thời gian tiếp xúc với mấy đứa trẻ nhà cô chú đó là, trẻ
con gốc Việt ở Úc, dù gia đình có thuộc diện ngăn nắp quy củ và tương đối truyền
thống hơn so với mặt bằng chung, các em vẫn có những sự mạnh bạo tiềm ẩn nhất định
của người Tây phương mà bố mẹ các em hay mình không có.
2. Trông hàng cho nhà bà – tức nhà mẹ của cô. Tháng đó ông đi
Việt Nam và cuối tuần anh ở nhà bà mải đi đá bóng nên bà bảo xuống trông và bán
hàng cho bà. Ngồi mốc cả ngày ngoài cửa hàng bán được vài cái thẻ nạp điện thoại
với thẻ sim rẻ gọi điện về Việt Nam. Hôm nào may thì bán được 2 3 cái điện thoại,
loại Nokia cục gạch. Chán chết! Chỉ mong mỗi bữa trưa bữa tối bà nấu món gì giống
ở nhà, và được xem VTV3 vì nhà bà lắp cáp có đài VTV. Xong cứ đang xem được 1 tẹo
thì lại mất tín hiệu khi máy bay bay qua:-ww
3. McDonalds. Thanh niên nào đi du học từ lúc dưới 16 tuổi mà
không từng đi làm ở mấy quán ăn nhanh thì thuộc của hiếm đó. Tính mình vốn ưa sự
chính xác, nên mình ghét McDonalds thậm tệ ở cái trò, xếp lịch cho nhân viên
làm lúc 11h trưa, nhưng toàn để đến 12h mới cho bắt đầu. Vì nó đợi bữa trưa
đông nó mới cần đủ người. Chiều đúng lịch, ví dụ 5h mới hết ca, 4 rưỡi thấy vắng
nó kêu vào tắt đồng hồ đi về. Hôm nào đông quá thì nó kêu ở lại thêm tới 7h tối
đi. Giờ giấc chả bao giờ làm đúng như ca nó xếp. Đứng ngoài lấy order của khách
cũng phải vừa chạy vừa sắp nước, sắp khoai, xong gặp phải mấy thể loại bớt rau,
thêm 2 miếng thịt, 3 miếng trứng, combo đã vậy xong cứ hỏi linh tinh đổi loạn xạ
lên nhức hết cả đầu. Nên ở McDonalds sướng nhất là được đi lởn vởn dọn bàn, đổ
rác, và dọn nhà vệ sinh. Nhà vệ sinh tiếng thế cũng sạch và thơm chán, vào chỉ
lau qua cái sàn rồi xịt xịt cái bệ. Tóm lại sau 1 tháng ở McDonalds thì mình biết
cách lau sàn không để lại vết giày, và luyện cách nhịn khách và mấy ông bà quản
lí, vì mặt mũi họ dù có đâm lê cỡ nào thì mặt mình cũng cứ phải như Thị
Nở.
4. Đời sinh viên của mình may mắn gắn với mỗi việc dạy thêm. Đầu
tiên là dạy học 1-1 tại trung tâm. Phải cảm ơn bác Kevin Tran đã tạo điều kiện
cho mình đặt bước chân đầu tiên vào cái ngành dạy thêm-học thêm trên đất Úc. Hồi
đó cũng hâm lắm cơ, mất 1 tiếng rưỡi ngồi tàu từ trường xuống khu đó dạy học được 1 tiếng,
rồi lại mất 1 tiếng nữa đi vừa tàu vừa xe buýt về nhà. Học sinh là 1 thằng bé lớp
10 đến nhân chia phân số vẫn còn làm sai, dạy nó lộn ruột lắm! Cũng may là sau
khi học mình được 2 tháng, điểm thi cuối kì của nó tăng được từ 47-51%, cũng
coi bõ công đi lại.
5. Sau đó đăng kí với 1 trung tâm môi giới gia sư, giới thiệu
cho được 1 em gái lớp 11, đang học trường điểm nên học khá ổn. Em nó học thêm
môn Toán nâng cao vì bạn bè ở lớp đều học thêm và biết trước kiến thức, nên em sợ quá muốn học trước. May là em gái này ở gần trung tâm trên, kết hợp đi
lại chung 1 buổi. Thế là toàn dạy xong em trai lớp 10, chạy hộc tốc 7 phút ra
ga tàu để kịp chuyến lên nhà em gái cách có 2 3 trạm cho đúng giờ. Đang dạy cái
đứa học kém sang dạy đứa học nâng cao sướng hẳn lên. Em gái này chỉ học có 1
tháng cho lấy lại sự tự tin trong môn học, chứ khả năng của em không cần đến học
thêm, nên mình cũng tiếc lắm.
6. Chán dạy học nên 1 tháng nghỉ đông năm nhất, mình xin đi làm
phỏng vấn viên theo dự án, qua điện thoại lẫn trên đường phố (phone/street
interviewer). Đại loại là ở khu dân cư nhiều người Việt, Ủy ban phường, xã cần
hỏi ý kiến người dân về dịch vụ này kia, họ giao cho 1 công ty thầu chuyện đi lấy
số liệu, khảo sát ý kiến từ người dân, và công ty nó cần người nói được tiếng
Việt nên thuê mình. Lương thì cao, mà mình không mặn mà gì cả. Vì cái khảo sát
dài đến cả 5 trang giấy, gọi điện cho người ta gặp phải người Việt thích kể
chuyện dài dòng, nói cả nửa tiếng đồng hồ mới xong 1 cái khảo sát. Người ta tiếp chuyện còn là lịch
sự. Có người người ta nghe thấy tiếng Việt còn dập luôn bụp cái điện thoại: “No
Asian” (Không nói tiếng châu Á). Rồi đi lại cả 8 tiếng đồng hồ trên phố để hỏi
người dân ý kiến về cái dự án xây dựng đường xe điện trên không (2 năm rồi từ
ngày mình làm khảo sát này, vẫn đang xây chưa xong kìa). Gặp phải mấy ông bà tốt
bụng, sẵn sàng bỏ 5 10 phút dừng lại làm khảo sát thì như mở cờ trong bụng,
không thì đi rã rời mới gặp được 1 người. May là làm có 2 tuần là xong việc thời
vụ này, tiền lương vẫn nhận đủ và kịp thời ngay tấp lự. Sướng mỗi thế!
7. Rồi cuối cùng ổn định với công việc trợ giảng ở 1 trung tâm
học chương trình cá nhân trong suốt 2 năm liên tiếp. Nghĩa là tổ chức giáo dục
đó có chương trình học riêng của họ, học sinh tự đọc bài, tự làm, ở mức độ phù
hợp, được xây dựng để các em có thể tự học mà không cần sự trợ giúp, giảng dạy
của giáo viên. Việc của mình chỉ có mỗi chấm bài, bài trên lớp lẫn bài về nhà,
và vào điểm. Thỉnh thoảng cuối tháng thì ngồi đếm giấy tờ, phiếu bài phát ra,
thu lại rồi nhập báo cáo cho chị để in ấn thêm. Đây là công việc mình yêu nhất,
tâm huyết nhất trong tất cả mọi thứ đã làm, vì nó phù hợp với sở thích, tính
cách của mình. Và đây cũng là nơi mình hiểu rõ nhất cái câu: “Muốn người ta yêu
mình thì mình phải yêu người ta trước”. Trung tâm của chị xa cũng gần chết, đi
xe buýt nửa tiếng từ trường đến trạm chung chuyển, rồi đi bộ từ trạm xe buýt
vào đến trung tâm cũng phải mất gần nửa tiếng nữa. Mình toàn học xong ở trường
là đi làm luôn nên thành ra đi làm sớm. Chị quý, làm xong chị toàn đưa ra bến xe
buýt. Xong đợt chị nghỉ “chống lầy”, bác gái - mẹ chị xuống quản trung tâm
thay. Bác cũng quý lắm, lúc về còn chở luôn ra bến tàu, bắt tàu về thẳng nhà,
khỏi phải nhảy xe buýt. Rồi bác cho thuê căn hộ riêng của bác lúc mình mới ở Việt
Nam sang lại sau Tết, hôm nào bác nấu cái gì ngon bác sai chị mang sang cho ăn
(tại căn hộ cũng gần nhà bác), rồi bác xếp lịch cho đi làm ở trung tâm của bác
(bác cũng mở trung tâm dạy học y hệt). Tại mình cũng biết điều à, nên ra lúc xin
nghỉ ôn thi, nghỉ 3 tháng cuối năm về nhà, bác với chị lúc nào cũng cười tươi
vui vẻ, lúc sang nhắn 1 cái tin là tuần sau lại đi làm bình thường. Yêu kinh khủng.
Rồi 2 trung tâm của bác với chị sát nhập để bác nghỉ hưu, chị cho mình toàn quyền
dạy bọn trẻ lớn (trình độ từ biết làm phân số đổ lên), vì lí do em super soi chấm
phẩy ghê quá, mấy đứa bé vỡ lòng nó sợ lắm. Thế là tự nhiên được coi như lên chức,
hết làm trợ giảng, lên làm cô giáo, cũng vui lắm! Mà rồi phải dừng, vì mình cảm
thấy 2 năm cũng là vừa xinh và đầy đủ cho 1 mối duyên. Giờ là thời gian để
mình khám phá những điều mới thử thách hơn. Nhưng công việc này vẫn mãi là
công việc yêu thích nhất của mình!
------> Bài học rút ra từ 7 công việc đầu đời là: mình
phù hợp với những công việc ít nói và cần sự chính xác,nhẫn nại; và những công việc cần
nhiều tới sự ăn nói, giao tiếp hơn, như sales (bán hàng) với mình là muôn đời ca
bài “Chúng ta không thuộc về nhau”.
Cảm nhận Liveshow Dòng sông lơ đãng của nhạc sĩ Việt
Anh sau khi đã cày xong đống video online.
“Em chẳng là ai… nếu như không có… Việt Anh”
Như nhạc Trịnh Công Sơn có Khánh Ly, Việt Anh (VA) và
Thu Phương (TP) tạo nên 1 cặp đôi nhạc sĩ-ca sĩ hiếm hoi vẫn còn làm việc cùng
nhau 20 năm nay. “Người thì viết, người
thì hát”: nhạc sĩ viết lời bay thấy ớn, và ca sĩ hát thấy muốn hờn. Nhạc VA chỉ có nghe được từ TP hát; và TP, dù cũng đã kết hợp với những
nhạc sĩ khác, thì cô hát nhạc VA vẫn là chuẩn nhất.
Liveshow thực sự không như sự chờ đợi kì vọng, nhưng vẫn
có những điểm sáng nhất định. Có 2 người hát nhạc VA hay nhất để mở và kết thúc
đêm nhạc thì đều có bài dở. Ông Quang Dũng thì dở tuốt, thiệt tình hát “Hoa có
vàng nơi ấy” với “Chiều biển vắng thênh thang” vô hồn lắm luôn! (hay tại video
chất lượng kém?) Mợ Phương đợt này hát “Chưa bao giờ” tanh bành! Còn “Dòng sông
lơ đãng”, “Đêm nằm mơ phố” đã được nghe bản hát với dàn giao hưởng rồi, dù chưa
thuận tai lắm, và với ý kiến cá nhân là nhạc VA không cần bê giao hưởng, thính
phòng vào thì nó cũng vẫn sang trọng. Bản phối nhẹ nhàng đã đủ hay rồi. Nhưng nếu
đó là lựa chọn của nhạc sĩ thì vẫn ủng hộ.
TP vẫn là người hát hay nhất, vì trong số các ca sĩ của
đêm nhạc, cô ấy vẫn là người biết nhấn nhá, biết bỏ nhỏ, thì thầm những chỗ cần
thiết để tạo cảm xúc cho khán giả, dù thực sự lối hát lần này mình không thích.
Cũng 1 phần vì dàn dây, bản phối, đội hợp xướng đằng sau đều có gì đó mang tính
giao hưởng nên ca sĩ cứ phải hát cuồn cuộn, sang sảng để tương xứng. Điểm sáng lớn nhất của mợ Phương ở liveshow này
là mợ đã bớt khóc, và nói, kể chuyện đủ duyên. 1 lí do tại sao mình thích TP vì
lúc nào hát cũng rất thật, rất cảm xúc, luôn thiếu 1 điều gì đấy thuộc về sự kiềm
chế, nên vì thế trong giọng hát ấy mình thấy sự chân thành. Hát là hát hết
mình, hát đúng cảm xúc của mình, không có kìm bớt gì hết. Còn người khác cho là
cô ấy kịch và diễn thì cũng là tùy vào cảm nhận. Và đúng là, TP là cái bóng quá
lớn trong nhạc VA mà các ca sĩ khác rất khó vượt qua. Nếu như mình mong muốn 1
dấu ấn gì đó của Nguyên Thảo trong “Những mùa hoa bỏ lại”, “Và câu chuyện bắt đầu”,
thì lần này, cô ấy chưa làm được điều gì, chỉ dừng ở mức tròn vai, dù giọng hát
rất hay. Hoàng Bách, Uyên Linh, Trung Quân là những gương mặt mới, thể hiện sự
tiếp nối trong âm nhạc của VA, nhưng có thể vì khán giả theo dõi liveshow này với
tâm thế tìm về những bản tình ca 1 thời, nên họ chưa để lại dấu ấn gì cả. Có
khác, Trung Quân hát “Nơi mùa thu bắt đầu” theo kiểu đớt đớt của anh ấy, nhưng
vẫn giữ được cái hồn của tác phẩm. Điểm trừ là rất nhiều người hát sai lời, vào sai nhạc (cái thiệt tình!!) và
với người tương đối thuộc nhạc VA như mình, thì nghe cứ như cắn phải cục sạn to
đùng. Còn “anh thợ hát số 1 Việt Nam” thì khỏi nói rồi, phần của ông Đàm là ca
nhạc tạp kĩ. Nát 1 nửa bài hát bất hủ “Không còn mùa thu”, và nát hết “Khoảnh vắng
em chờ”, “Ngày không tên”. Chán lắm! Chưa kể có mấy bài đội múa thấy rườm rà thừa thãi sao sao!
Được cái sân khấu trông lãng mạn ghê.
Có bài hát này hay nhất cả show nè:
EM SẼ
CHẲNG LÀ AI
Em chẳng là ai nếu như anh không còn bên em
Những cơn mưa luôn bay về phía em ngồi
Và cô đơn, giây phút ấy mới thật là em!
Có mong manh như là anh nghĩ không anh?
Giấu bên trong riêng cho từng phút đợi chờ
Vì em biết... vì em biết một ngày anh sẽ ra đi
Bầu trời xanh quá lớn lao, vòng tay em bé nhỏ.
Và anh hãy mang theo ngày xưa yêu dấu
Biết đâu thời gian giữ cho ngọt ngào đọng lại
Rồi em sẽ đi đâu tìm nơi yên ấm?
Lắng nghe hoàng hôn, lắng nghe từng lời vụng dại.
Em chẳng là ai nếu như anh không còn bên em
Chúng ta đi qua bao ngày tháng tuyệt vời
Dù tình yêu, giây phút ấy có trở lại đâu
Những thanh âm cho một ngày mới vang lên
Chuyến xe đêm qua không đợi ánh mặt trời
Chỉ thời gian và bóng tối đi cùng.
Đã bước sang năm thứ 4. Với con, giờ là những kỉ
niệm.
Con chẳng mấy khi cho bố lên sóng. Bố vẫn xuất hiện
đâu đó trong những sự đề cập của con, nhưng không quá nhiều như mẹ,
như chị. Đến bây giờ, với người lạ, hay người-chưa-phải-là-thân, mỗi
lần nhắc đến gia đình trong những cuộc nói chuyện, con vẫn phải mất
2 giây để định hình, câu sau con sẽ dùng từ “bố mẹ”, “mẹ” hay “nhà em”
để tiếp tục câu chuyện. Chẳng sao cả, vì con thích sự trọn vẹn, và
với con, bố là 1 phần không thể thiếu của cái sự trọn vẹn ấy.
_____________________
Kí ức trong con về bố là 1 ông bố của tổng hòa
nhiều thứ. Tức là bố biết làm, nhưng không xuất sắc ở bất cứ lĩnh
vực gì. Trong 6 ông con trai của bà, có bác có khả năng nói chuyện, có
bác khéo tay, có bác thông minh lanh lợi trong việc sáng kiến cải tạo
cuộc sống, có bác cục mịch, ít nói nhưng cái gì cũng biết sửa, v.v
thì bố là tổng hòa của tất cả 5 ông anh trên bố. Bố ăn nói được, biết
may vá, biết đi chợ buôn bán, biết chẻ rau, biết đánh đàn và suýt
thành nhạc công, biết sửa điện sửa nước nhưng không bao giờ đụng vào,
toàn gọi các bác :)))
Kí ức trong con về bố là 1 ông bố “ngoại giao” giỏi
nhất nhà. Bố nói chuyện cực duyên, “1 tấc lên giời” không ai biết, và
không hề điêu. Và vì mẹ con nói được 5 câu thì mất tiếng nên những
lúc phải đi gặp người này người kia, hay kể cả đi gặp thầy cô của
các con, mẹ toàn đẩy bố đi để bố còn nói chuyện thay. Nên con cũng
không bất ngờ khi bà kể chuyện tình sử của bố, có cô Như suốt ngày
đứng gốc cây đợi bà vào nghỉ trưa để được tâm sự với anh Chiến. Với
khả năng nói chuyện của bố như vậy, không có cô theo mới là lạ. Nhưng
cô nào cũng thua hết cô Mạc Thị Lùn :))))
Kí ức trong con về bố là 1 người biết thể hiện tình
yêu cho người khác, đặc biệt với người thân. Mỗi lần bố đi đâu
về, phi con xe máy màu ghi to đoành vào nhà (đầu con không bao giờ biết
xe cộ loại gì hết), câu đầu tiên sẽ là “Bà đâu con?” và câu thứ hai
sẽ hát loạn lên “Phương ơi, Phương ơi, Phương đâu rồi?”. Con toàn bị cả
nhà chửi vì cái tội ngồi tối và để bà ngồi tối. Nên nói chung, bố
về nhà là đèn điện sẽ được bật sáng choang như có tiệc.
Đặc biệt, từ lúc con biết nhận thức xung quanh, con
chỉ nhớ bố mẹ cãi nhau đúng 2 lần. Cãi nhau to, và để các con thấy,
còn bao nhiêu lần khuất trong phòng ngủ thì con chịu. Rồi con khóc như
mưa ở mâm cơm (trời mùa hè, dọn mâm ra ngồi cái cửa giếng trời cho
mát), mẹ thì dỗ dành con “Bố mẹ tranh luận thôi mà con”. Còn một
lần ở nhà cũ, lúc đó con vẫn còn đi mẫu giáo, bố dỗi mẹ 2 3 hôm
không về làm. May là Mạc Thị Lùn nhà mình cũng không giận dỗi ai lâu
được, xuống nước xin lỗi anh Béo trước, thế là bát đũa lại thẳng
hàng. Đây là con chỉ được nghe tường thuật lại sau này, còn hồi đó
con thấy sau mấy hôm cơm canh lại ngọt thì con cũng biết ổn rồi :))).
Nhìn vào cặp bác Dậu dỗi nhau đến cả chục lần từ ngày con lớn,
thì con ngưỡng mộ bố mẹ kinh khủng!!
Kí ức trong con về bố là 1 ông bố hết mình với tất
cả mọi người. Nên bố có rất nhiều bạn, mà nhiều khi mẹ con cũng
chả biết ông anh, bà chị này quan hệ thế nào với bố. Còn với gia
đình, bố là người chu toàn với cả nhà. Cả nội, cả ngoại. Cả Kim
Liên, cả Hải Dương. Mà vì chu toàn quá nên một phút không chu toàn
là thành có chuyện.
Kí ức trong con về bố là 1 ông bố cực thoáng với
các con. Nói chung là rất chiều. Con thích sách truyện gì, điện
thoại loại gì, máy tính thế nào, là bố mua ngay. Mua ngay, không cần
suy nghĩ. Chỉ vì lúc đó, con chưa thấy sự cần thiết của việc phải
dùng điện thoại xịn, hay nhà phải có máy tính, nên con không đòi.
Nhưng rồi lớn thì con cũng biết, đụng đến tiền phải hỏi bố. Xin
tiền tiêu vặt xin bố sẽ được tiền trăm, xin mẹ chỉ có tiền chục. Tiền
điện thoại toàn bố nạp. Đồ công nghệ của con toàn bố mua, bố đổi,
đến mức cái điện thoại Nokia hồng hồi đó đã trở thành thương hiệu
của con vì bàn phím bấm cực thích, 3G chạy rất nhanh, bạn bè toàn
mượn bắn Mobi Army và vào Facebook. Lúc nào trong ví con, trong điện
thoại của con chả có tiền, nhiều là đằng khác, nhưng không ai biết. 1
phần vì con cũng “chân đất mắt toét” lắm, và vì môi trường trường
Ams toàn đứa ngoan nên không có chuyện ăn cắp, ăn trộm gì. Giờ thì
chị Linh chịu trách nhiệm đổi và sửa điện thoại, máy tính cho con,
thay bố. Và con toàn bị bà ấy chửi vì dùng như phá, mỗi năm đổi 1
cái máy điện thoại mới. Hờ hờ :)))
Rồi con đi Úc. Kỉ niệm con nhớ là năm đầu tiên con
về, tối đó đang nằm chơi lăn lộn ở giường bà. Bố đi làm về vỗ mông
con dịch vào cho bố ngồi. Rồi bố bảo: “Kì này về đang nhiều người
nợ tiền bố, không bố đã cho cầm thêm tiền đi.” Với tính chất công
việc của bố mẹ, chuyện có người nợ tiền, hay nhà mình là con nợ
của ai đó không phải là 1 điều quá nghiêm trọng với con, nên con chỉ
cười. Và giờ, hình như đó là 1 trong những câu nói của bố con nhớ nhất.
Cũng trong năm đầu tiên con ở Úc về, bố đưa con xuống trường Ams nhận giải bài viết về cô Thủy. Thực ra, trước hay sau khi con đi Úc, bố chưa bao giờ nói chuyện riêng với con, chưa bao giờ dặn dò con riêng tư (mà không có mặt mẹ) trước những quyết định lớn trong cuộc sống của con. Hôm đó, trong xe, bố có nói: "Bố chẳng có gì phải lo về con cả". Và con luôn cố gắng độc lập, để bố mẹ không phải đắn đo gì về cô công chúa út cả.
Rồi ám ảnh khác trong con, về bố, là cái dáng ngồi
xem TV đầy thất vọng trong giai đoạn chị Linh “ẩm ương”. Đôi khi con
nghĩ cái câu hát “Buồn kia còn trong dáng ngồi” sao có thể đúng
thế!! Thật tình, con cũng thấy những giây phút thất vọng của người
ta và của cả bản thân con rồi. Nhưng cái dáng ngồi và khuôn mặt của
bố lúc đó để lại trong con ấn tượng sâu lắm. Sâu đến mức con tự dặn
mình, sau này con cái con mà để bố chúng nó thất vọng như thế, con
quật chết không thương!
Con nhớ nữa, là cả cái ánh mắt nhìn con lúc con về
thăm bố lần cuối. Con ngồi trên giường bóp chân tay cho bố, và bố cứ
ngắm con mãi. Cái ánh mắt tuyệt vọng của người cha thương con vô bờ nhưng biết
là mình không thể tiếp tục đồng hành được cùng con, nó ghê lắm. Bố
khóc, con cười, một nụ cười mỉm rất nhẹ nhàng. Con không thích khóc
trước mặt người khác, nhất là với người thân … và nhất là với bố. Với
con, bố là người trông thì to tác nhưng thực ra bên trong, bố rất mềm.
Nên nhiều khi, con nghĩ cái sự tỉnh táo, bình tĩnh đến sắc nét của
con chỉ có thể là lây từ mẹ. Mẹ con là người phụ nữ “nhỏ mà có võ”. Nội
cái chuyện một mình lên gặp bác sĩ nghe thông báo về bệnh tình của chồng mà vẫn có thể đi xe từ viện về nhà không bị lạc đường (mẹ con là cái người không bao giờ đi quá bán kính 2 cây số từ khu An Dương), thì thần
kinh cũng thuộc dạng thép không rỉ.
Nên con cũng đã rất bình tĩnh khi mẹ gọi điện báo bố ốm,
và cũng đã hoàn toàn như không có gì xảy ra khi 5h sáng hôm ấy, con
đọc được tin nhắn của anh gửi: “Em ơi. Bố Chiến mất rồi.”, con vẫn đi học, mặt mũi bình thường như bao ngày. Ngày hôm
đó con có tiết sớm từ 8h, và ‘má’ con (cô Sun – giáo viên dạy tiếng
Trung), đã lôi con ra phòng riêng ôm con rõ chặt. Thầy Alex (giáo viên
dạy Toán) lo con bé không tập trung được nên dạy Toán nâng cao hôm đó rất
chậm. Thầy Adam (dạy Kinh tế) thì sợ con bé tâm lí bất ổn nên đặt
hẹn cho con đi gặp chuyên gia tâm lí. Cái xứ này trẻ con là trên hết mà, hở ra có chuyện gì ảnh hưởng đến tâm sinh lí trẻ nhỏ là thầy cô bắt đi gặp chuyên gia ngay. Còn ông Gauld hiệu trưởng cũng lo, nhìn con như vật thể lạ, hỏi thăm rất ân cần âu yếm, không như ngày thường. Vì hồi cấp 3 con VIP lắm, nên con có làm
sao thì là tâm điểm của cả trường. Nhưng cũng phải cảm ơn thầy cô, vì không có họ ở bên theo sát 'nhất cử nhất động' của học trò, thì con đã không có 1 năm 2012 thành công trong học tập, ngoại khóa và tâm lí vẫn ổn định như vậy.
Mẹ con có 1 quan điểm dạy con tương đối tân thời,
là ngoài chuyện đạo đức, để ý dạy con những điều lớn lao hơn. Ví
dụ, mẹ dạy cách muốn xin giấy tờ gì sẽ phải ra phường gặp ai gặp
ai. Còn về những chuyện nhỏ bé hơn, như chuyện nữ công gia chánh của
con gái, mẹ quan điểm, trăng sẽ tự rằm. Tức là đến tuổi rồi nó tự
biết làm, không phải ép. Con nghĩ quan điểm này không sai, nhưng nó
chỉ đúng khi áp dụng với tùy đứa trẻ. Và con nghĩ, ít nhất,
mẹ áp dụng đúng với con, nên mẹ rất nhàn. Vì con đã quen và có thể tự thân
vận động, nên đến lúc con đủ tuổi ra riêng ở 1 mình, con hoàn
toàn bình thường. Con cũng phải biết các món ăn để cải thiện và biết
quán xuyến cuộc sống của bản thân: cả việc học lẫn việc sinh hoạt
chi tiêu, sắp xếp chợ búa cơm nước. Con có thể không quá khéo, nhưng
chắc chắn không chết đói, không hết tiền trước tháng, và quan trọng
là không ảnh hưởng việc học.
Vì thế từ ngày con 18, mẹ rất chú ý đến những
việc lớn lao của con gái, như chồng con, sự nghiệp. Mẹ cũng có cái
nhìn, mà con cho là rất “hâm”, rằng con gái học hết cấp 3, là bất
cứ lúc nào, kể cả ngay ngày mai, nó bảo muốn lấy chồng, cũng là
chuyện bình thường. Nên mẹ luôn kể về câu chuyện của 2 người, như là
sự chuẩn bị những kĩ năng “người lớn” cho con. Từ chuyện chăm sóc,
dạy dỗ con cái ra sao, chuyện chi tiêu tài chính của 1 gia đình, đến
chuyện gìn giữ tổ ấm, tình cảm với chồng thế nào, mẹ dạy con hết.
Và đương nhiên, con cũng hiểu nhiều thêm về bố mẹ, trên góc nhìn của
1 người chưa-lớn-nhưng-không-còn-quá-bé-không-hiểu-gì, về những điểm xấu tốt của
bố, của mẹ, và rút kinh nghiệm cho bản thân mình.
________________________
Mẹ chẳng mấy khi hỏi con về bố, sau khi bố mất. Mẹ cũng
chẳng hỏi con cảm thấy sao, con có nhớ bố không. Đúng ra cả 3 mẹ con
chưa bao giờ đề cập với nhau về việc này. Vì con nghĩ, ai cũng cần
không gian riêng cho những khoảnh lặng của bản thân và đơn giản là… “nỗi
đau ta nhận riêng mình”. Và cũng có những điều, mẹ làm cho bố, con
không hoàn toàn đồng ý. Tiếng Anh nó có cái câu gì nhỉ: “Đối với
người tin thì không cần giải thích. Nhưng đối với người không tin thì không
thể giải thích được.” Nhưng con
không bao giờ tham gia, vì nếu nó thuộc về văn hóa, tín ngưỡng của mỗi người thì
con tôn trọng tất cả. Ai cũng phải có niềm tin vào 1 điều gì đó thì cuộc sống sẽ màu sắc hơn. Quan trọng hơn hết, đó là việc gì từ trái tim
sẽ đến với trái tim.
Và trái tim con nói rằng:
“NHƯ CHƯA TỪNG CÓ NHỮNG PHÚT LÌA XA
Dẫu gương mặt trên vai anh khóc òa
Những con đường anh đi, rồi cũng đưa anh về bên em”
…..
Con thích bài Chân tình, cũng là vì với con, bố là
người hát bài ấy hay nhất!