Ở đâu đó tôi có nói, tôi chịu ảnh hưởng rất nhiều từ mẹ. Đương
nhiên, trong đó có âm nhạc. Bà là người một nốt nhạc bẻ đôi không biết, nhưng
nghe nhạc rất nhiều, và biết rất nhiều bài hát. Mẹ dạy tôi nhiều bài hát hơn bất
cứ cô giáo dạy nhạc nào. Từ trong nước tới hải ngoại. Từ nhạc sến tới nhạc đỏ.
Từ nhạc già tới thiếu nhi. Từ nhạc có lời tới không lời, hòa tấu nhạc cụ.
Tuy bà nghe nhiều loại nhạc và biết rất nhiều ca sĩ, nhưng trong
trí nhớ của con trẻ, Thu Phương là ca sĩ duy nhất mẹ dành từ THÍCH. Từ lúc chắc
tôi mới 3 4 tuổi cho tới bây giờ, tôi vẫn chưa nghe thấy mẹ tuyên bố chắc nịch
về bất cứ ca sĩ nào khác như vậy. Và một lần nữa, trong trí nhớ non nớt của đứa
trẻ lên 3 lên 4 vẫn nhớ mãi tên 1 ca khúc gắn liền với ca sĩ ấy mà mẹ cứ bật suốt:
Dòng sông lơ đãng – bài hát có giai điệu thật từ từ nhẹ nhàng mà tôi chỉ nhớ mỗi
2 câu hát đầu tiên, đọc lên đã thấy lãng đãng rồi:
“Từng ngón tay khép như nụ hoa trắng
Bỏ lại hàng cây ngơ ngác sau lưng”
Giờ thì em bé 3 4 tuổi ấy cũng đã lớn để cảm nhận được nhiều
hơn hình ảnh dòng sông, hàng cây, bến bờ trong bài hát. Có 1 điều cứ phải nhắc
lại, cả bài hát ấy không có lấy một chữ “buồn”, một chữ “nhớ”, một chữ “thương”,
một chữ “yêu”, hòa chung với bản phối như dòng sông phẳng lặng, cứ khẽ khàng chảy
qua những góc tĩnh lặng nhất trong tâm hồn mỗi người, để vẽ lên những sự tiếc
nuối, những nỗi buồn thật đẹp.
F1 dù vô tình nhưng đã truyền lại 1 tình yêu, 1 ấn tượng quá
lớn về “dòng sông” ấy với F2. Để rồi nhiều khi, nó thách đố sự nhẫn nại khiến F2
cũng không dám nghe quá nhiều “bài hát tiềm thức” này.
Một bài hát thực sự đẹp.
Một bài hát thực sự đẹp.
Bài cảm nhận viết rất hay, giúp tôi nghe lại nhạc phẩm " Dòng sông lơ đãng" thắm thêm cảm xúc.
ReplyDeleteCảm ơn về nhận xét và sự đồng cảm của bạn :)
DeleteCho phép mình trích dẫn những cảm nghĩ của bạn nhé!
ReplyDeleteCảm ơn bạn đã ghé qua blog mình. Bạn cứ tự nhiên trích dẫn nhé!
Delete